您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Kèo vàng bóng đá Atalanta vs Bologna, 03h00 ngày 5/2: Chủ nhà ‘tạch’
NEWS2025-02-09 04:49:43【Thể thao】8人已围观
简介 Hư Vân - 04/02/2025 11:50 Kèo vàng bóng đá 24h.com vn24h.com vn、、
很赞哦!(33857)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2: Chia điểm
- Chàng trai gửi thông điệp tử tế từ những lần mời người lạ đi ăn
- MC Minh Đức 8.0 IELTS dẫn lễ Thượng cờ SEA Games 31 là ai?
- Chủ nhân bản hit Bartender đổi nghệ danh, quyết định ca hát chuyên nghiệp
- Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Melbourne City, 15h35 ngày 7/2: Bám đuổi Top1
- Mẹ dọa tự tử ép con trai phải cưới vợ, kết quả khiến dân mạng sục sôi
- 3 năm ăn tết Nguyên đán online của cô gái xứ Nghệ làm việc ở Nhật Bản
- Tùng Dương, Quang Dũng ngợi ca ơn nghĩa sinh thành bằng âm nhạc
- Nhận định, soi kèo Persekat Tegal vs Persibo Bojonegoro, 15h30 ngày 5/2: Khôn nhà dại chợ
- Yêu cầu bạn gái chia đôi tiền mua nhẫn ngay sau khi cầu hôn
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Myawady FC vs Dagon Port, 16h00 ngày 7/2: Những người khốn khổ
được đăng tải trên VietNamNet vào chiều 19/12, rất nhiều độc giả đã bình luận, bày tỏ quan điểm của mình về sự việc này.
Trong đó, những ý kiến trái chiều vẫn chủ yếu xoay quanh tính đúng - sai của hành động tự ý chặn xe ô tô biển xanh của người đàn ông đi xe máy và chiếc xe Toyota Land Cruiser biển xanh trong trường hợp này có được xếp là xe ưu tiên theo quy định hay không.
Người đàn ông đi xe máy cương quyết không nhường đường cho xe biển xanh đang hú còi (Ảnh cắt từ clip). Độc giả Minh Tùng cho rằng: "Chưa rõ chiếc xe biển 80A màu xanh nói trên có đang làm nhiệm vụ và được ưu tiên theo đúng quy định hay không, nhưng hành động cố tình chặn đầu phương tiện khác trên đường là sai vì đó là việc của CSGT".
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Hoàng Long bình luận: "Xe máy trong tình huống này sai hoàn toàn. Vì tất cả các hành vi vi phạm Luật Giao thông đều phải do cơ quan chức năng xử lý, người dân không được phép tự ý can thiệp, lại càng không có quyền thay CSGT bắt họ phải quay ngược lại. Trong trường hợp này người dân chỉ được phép quay video gửi cho cơ quan chức năng xác minh xem đúng chiếc xe này có đi làm nhiệm vụ hay không mà thôi".
"Ủng hộ việc triệu tập và xử lý nghiêm các trường hợp người dân tự phong mình là người đại diện cho pháp luật, có quyền điều khiển người khác. Đây cần là án lệ nghiêm khắc để đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật", độc giả Hồng Mình chia sẻ.
Gay gắt hơn, độc giả Phạm Đông cho rằng "Luật đã có quy định rõ về nhường đường cho xe ưu tiên rồi, cứ theo luật mà xử thôi. Nếu không xử nghiêm người đàn ông đi xe máy sẽ tạo tiền lệ xấu cho xã hội. Sau này sẽ có người khác thấy xe cứu hoả, cứu thương, hay xe công an đi bắt tội phạm cũng đòi chặn lại kiểm tra thì sao?".
Ở chiều ngược lại cũng thu hút được rất nhiều ý kiến, trong đó, không ít người cho rằng, chiếc ô tô biển xanh hiệu Toyota Land Cruiser không phải xe ưu tiên, đồng thời đứng về phía người đàn ông đi xe máy.
Độc giả Chu Nhật Quang bình luận: "Theo Nghị định 109/2019, xe ưu tiên phải có đèn gắn trên nóc xe, cờ ở đầu xe, còi tín hiệu ưu tiên cũng có quy định cụ thể. Xe biển xanh nếu chỉ lắp đèn nháy phía trước thôi để người dân tránh đường thì có thể không phải xe ưu tiên. Người đi xe máy này có lẽ đã biết rõ quy định nên mới chặn đường".
"Xe biển xanh lắp còi đèn không đúng quy chuẩn, không thể xếp vào xe ưu tiên được. Thế nên việc chặn xe của người đi xe máy đối với xe không được ưu tiên cũng không sai", độc giả Hà Nam viết.
"Sao ô tô không đi đúng làn cho nhanh mà phải đi ngược chiều làm gì? Dù có đúng là xe ưu tiên cũng không nên đi ngược chiều", độc giả Xuân Bùi nêu quan điểm.
Độc giả Nguyễn Nguyên đề xuất: "Ngoài xe chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, cứu thương thì các trường hợp khác nên quy định phải có xe dẫn đường mới được ưu tiên để tránh lạm dụng. Chúng ta phải sống chung với tắc đường, chứ đi đâu cũng một mình một đường thì biết đến bao giờ mới hết tắc!"
(Nguồn video: Otofun)
Trước đó, như VietNamNet đã đăng tải, trên một số diễn đàn và mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh chiếc xe máy do một người đàn ông điều khiển đang chặn đầu một ô tô biển xanh và ép xe này phải lùi lại, đi đúng chiều đường trên một tuyến phố ở quận Ba Đình (Hà Nội) vào sáng 19/12.
Đáng chú ý, chiếc xe Toyota Land Cruiser biển xanh này đang phát tín hiệu ưu tiên (đèn nháy, còi hụ), tuy nhiên người đàn ông đi xe máy vẫn rất cương quyết không nhượng bộ, dựng xe chắn trước đầu xe, thậm chí còn lấy điện thoại ra ghi hình.
Đoạn clip trên sau khi được chia sẻ trên các diễn đàn đã thu hút rất nhiều ý kiến trái chiều khác nhau từ cộng đồng. Cùng ngày 19/12, Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) đã chỉ đạo Đội CSGT số 2 xác minh, điều tra và mời người đàn ông điều khiển xe máy đến trụ sở của đơn vị để làm việc.
Chiều 20/12, trao đổi với PV VietNamNet, Phòng CSGT cho hay vụ việc vẫn đang được điều tra, chưa có thông tin kết luận.
Hoàng Hiệp (tổng hợp)
Bạn có góc nhìn nào về tình huống trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Tranh cãi việc xe máy chặn đầu ô tô biển xanh có còi hụ đi ngược chiều
Chiếc xe biển 80A màu xanh hiệu Toyota Land Cruiser dù có đèn nháy, còi hụ vẫn bị một người đàn ông đi xe máy chặn đầu, bắt lùi lại đi đúng chiều đường. Tình huống này đã thu hút nhiều tranh luận trái chiều trong cộng đồng.">Nếu nghi ngờ xe biển xanh hú còi đi sai, báo CSGT thay vì chặn đầu bắt lùi
Sau kết hôn, chị Dương Mỹ Hạnh (33 tuổi) cùng ông xã người New Zealand chọn sống tại TP.HCM. Vợ chồng chị lần lượt có thêm 2 thành viên mới. Đó là con gái hơn 3 tuổi và con trai hơn 1 tuổi.
Cả nhà chị Hạnh đang có những ngày hạnh phúc trong tổ ấm ở tầng 33 của một chung cư tại Thủ Đức, TP.HCM.
Để có được an nhiên như hiện tại, chị Hạnh đã phải vượt qua vô vàn khó khăn và thử thách. Chị kể, trong lần mang thai đầu, chị không may bị suy thai, không giữ được bé. Thế nên, lúc biết tin có bé lần hai, vợ chồng chị luôn canh cánh một nỗi sợ mông lung.
Chị Mỹ Hạnh kết hôn cùng chồng người New Zealand Đến khi kết quả siêu âm khẳng định thai nhi đang phát triển, hai người ôm nhau khóc nức nở. Sau niềm vui đó, chị Hạnh bước vào giai đoạn ốm nghén với những triệu chứng nặng suốt thai kỳ.
Dù chị cố gắng ăn uống điều độ, nhưng hễ ăn vào lại nôn hết ra ngoài. Đặc biệt, chị sợ mùi “trung tâm thương mại” và gà rán.
“Đầu năm 2020, chồng tôi về New Zealand thăm bố mẹ và bị mắc kẹt ở đó đến cuối năm do dịch bệnh Covid-19.
Ban đầu, tôi nghĩ việc đi sinh không có chồng bên cạnh cũng bình thường. Bởi, tôi còn có mẹ và bác sĩ tận tình chăm sóc. Tuy nhiên, diễn biến dịch bệnh phức tạp khiến tôi bối rối, không biết phải làm thế nào.
Khi thai nhi 38 tuần, bác sĩ thông báo với chị rằng tim thai không ổn định. Tuy nhiên, chị Hạnh phỏng đoán tim thai không tốt có thể do ngày hôm đó chị làm việc và di chuyển quá nhiều. Nghĩ vậy, chị liều lĩnh xin bác sĩ cho về nhà nghỉ ngơi.
Chiều cùng ngày, chị quay lại bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ thông báo phải mổ cấp cứu. Nghe đến đây, chị Hạnh và mẹ bật khóc vì sợ em bé gặp nguy hiểm.
Thời khắc đó, chồng chị từ xa liên tục gọi điện động viên vợ. Nhưng, điều đó là chưa đủ đối với một sản phụ sắp vượt cạn.
“Quậy” phòng cấp cứu tìm con
Tỉnh lại sau ca mổ, chị Hạnh mơ màng, gượng dậy tìm con. Trước đó, con gái của chị vừa chào đời đã được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU). Bà ngoại của bé cũng vào trong đó chăm cháu.
Không thấy con, mất liên lạc với mẹ, chị Hạnh bắt đầu hoảng loạn. Chị hỏi nhân viên y tế thì nhận về câu trả lời: “Bé đang được chăm sóc và theo dõi ở phòng ICU”.
Mọi áp lực, lo lắng đè nén khiến chị Hạnh mất bình tĩnh. Chị to tiếng và “quậy” phòng cấp cứu, mong nhìn thấy con an toàn.
Nhân viên y tế hiểu tâm lý sản phụ sau sinh, không cảm thấy phiền lòng. Họ động viên chị Hạnh an tâm, chờ đến thời điểm thích hợp vào thăm con.
Dù sinh mổ nhưng ngay khi được vào thăm, chị Hạnh nén đau đớn đi phăng phăng đến bên giường của con. Khoảnh khắc ấy đối với chị vô cùng thiêng liêng. Chị gọi điện cho chồng. Cả hai vỡ òa, khóc trong hạnh phúc.
Chị Hạnh có 2 con, đủ nếp đủ tẻ Xuất viện, chị Hạnh bước vào những thử thách khác, cam go hơn. Mặc dù có mẹ và dì hỗ trợ chăm sóc em bé nhưng chị vẫn kiệt sức dẫn đến tâm lý bất ổn.
Ban ngày, chị phải làm việc liên tục, đêm đến thức trắng hút sữa cho con. Không được nghỉ ngơi, chị trở nên cộc tính. Khi chồng quan tâm, gọi điện về hỏi han, chị luôn nổi nóng, trách mắng.
“Vợ chồng tôi cãi nhau liên tục. Căng thẳng đến mức, tôi nói anh đừng gọi cho tôi nữa. Nhà có gắn camera, nếu anh muốn xem con thì cứ nhìn vào đó.
Đỉnh điểm căng thẳng, tôi ra ban công căn hộ đứng một mình và nhìn xa xăm. Từ tầng 33, tôi có lúc nghĩ, hay là mình nhảy xuống…”, chị Hạnh xúc động.
Không chỉ chị Hạnh, ngay cả mẹ và dì của chị cũng gặp sự cố khi chăm cháu. Sau 1 tháng trông cháu, dì chị Hạnh bị tai biến, phải nằm viện điều trị. Mẹ chị thay người dì chăm cháu ngoại thì sau 1 đêm cũng vào bệnh viện cấp cứu.
Trước biến cố, chị Hạnh nhận ra bản thân quá cầu toàn, quyết định không cho bé bú đêm nữa. Chị chủ động bỏ bớt việc, cố gắng ngủ nhiều hơn.
Khi con gái được 5 tháng tuổi, chồng chị trở về từ New Zealand. Ngay khi anh mở cửa nhà bước vào, con gái nhận ra, rồi cười mừng cha.
Nhìn thấy cảnh cha con đoàn tụ, chị Hạnh rơi nước mắt. Từ đó, tổ ấm của chị vững chãi, ấm áp hơn khi có đủ thành viên.
Thu nhập dưới 20 triệu/tháng, sinh con thứ hai thì 'cạp đất' mà ăn
Tôi năm nay 29 tuổi, lấy chồng được 4 năm. Ba năm trước, vợ chồng tôi đón bé gái đầu lòng trong niềm hạnh phúc vô bờ. Gần đây mẹ chồng mong có cháu trai để nối dõi nhưng tôi lo thu nhập không đủ tiền nuôi con.">Tâm sự mẹ bỉm sữa tập 211: Vượt cạn vắng chồng, vợ ‘quậy’ phòng cấp cứu tìm con
Sức mua kém khiến các hãng xe lao vào cuộc chiến giảm giá xe điện tới mức đáy khiến lợi nhuận bán hàng thấp. (Ảnh: CNBC) Một giám đốc điều hành của Mitsubishi cho biết: “Không có gì đảm bảo rằng chúng tôi có thể kiếm được lợi nhuận ở một thị trường cạnh tranh như Trung Quốc. Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ nếu chúng tôi tiếp tục cố gắng.”
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã cân nhắc rủi ro khi từ bỏ thị trường Trung Quốc nhưng xác định rằng việc xây dựng lại ở đó là quá khó khăn. Với tư cách là một nhà sản xuất ô tô hạng trung, hãng đã quyết định tập trung vào xe hybrid và xe điện ở Đông Nam Á và các nơi khác.
Quyết định rút khỏi thị trường ô tô Trung Quốc hôm thứ Năm tuần trước đã giúp cho cổ phiếu của hãng sản xuất ô tô này tăng 5% so với mức đóng cửa liền kề trước đó để đạt mức cao nhất trong ngày là 681 Yên trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, Nhật Bản.
Ông Seiji Sugiura, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Tokai Tokyo cho biết: "Hiện tại, nhiều nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang gặp khó khăn về mọi mặt, do đó tới đây chúng ta có thể sẽ chứng kiến thêm các nhà sản xuất ô tô cỡ trung khác theo chân Mitsubishi rời khỏi thị trường khó tính này."
Doanh số bán ô tô mới ở Trung Quốc tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8. Mặc dù con số này tăng nhẹ so với năm 2022 nhưng thị trường vẫn còn ì ạch vì đại dịch Covid-19. Khi nền kinh tế chậm lại và nhu cầu mua xe sụt giảm, các công ty đang cố gắng duy trì doanh số bán hàng bằng cách giảm giá nhưng điều này lại khiến lợi nhuận bị sụt giảm.
Hôm thứ Ba vừa qua, ông Trần Sỹ Hoa - Phó Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc cho biết: "Mức lợi nhuận của ngành ô tô trong năm nay sẽ giảm xuống mức 4%, dưới mức thông thường là 6% đến 7%. Nhiều nhà sản xuất ô tô không thể đủ vốn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển."
16 công ty đại diện cho khoảng 90% thị trường ô tô Trung Quốc đã đồng ý hạn chế giảm giá vào tháng 7 vừa qua, nhưng cuối cùng thỏa thuận đã bị rút lại vì lo ngại chống độc quyền và cuộc chiến giá cả không có dấu hiệu dừng lại. "Một đợt giảm giá mới do các nhà sản xuất đề xuất đã bắt đầu", ông Trần nói thêm.
Không chỉ có Mitsubishi mà còn sẽ có thêm các nhà sản xuất ô tô nước ngoài rời khỏi thị trường Trung Quốc. Sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán cùng với sự phổ biến của các phương tiện sử dụng năng lượng mới, trong đó xe điện hiện chiếm 30% doanh số bán ô tô mới đã làm thay đổi cán cân quyền lực của ngành công nghiệp ô tô tại Trung Quốc. Thị phần của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản tại thị trường Trung Quốc đã giảm từ khoảng 20% vào năm 2020 xuống mức 13-17%.
Các hãng xe Trung Quốc cũng đã cải thiện về chất lượng xe. Theo JD Power, các vấn đề lỗi ban đầu trên 100 xe mới của các thương hiệu Trung Quốc đã giảm từ con số 212 vào năm 2012 xuống còn 101 vào năm 2019, giúp cho những thương hiệu xe Trung Quốc thu hẹp khoảng cách đáng kể so với các thương hiệu xe nước ngoài.
Trong môi trường cạnh tranh này, các nhà sản xuất ô tô hạng trung của Nhật Bản đang buộc phải thu hẹp quy mô hoặc tái cơ cấu các hoạt động tại Trung Quốc. Mazda đã ngừng gia công sản xuất cho Tập đoàn FAW Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước và đã tổ chức lại mạng lưới đại lý tại nước này.
Sau khi rút khỏi hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, Mitsubishi có kế hoạch để đối tác liên doanh nhà nước GAC Group sử dụng nhà máy của mình làm cơ sở sản xuất xe điện. Hyundai của Hàn Quốc đã quyết định bán nhà máy Trùng Khánh.
GAC Toyota, một liên doanh giữa Toyota và GAC Group đã phải sa thải 1.000 nhân viên vào tháng 7 để cơ cấu lại các hoạt động phát triển của mình.
Không giống như ô tô chạy bằng xăng, thứ mà các công ty ô tô Nhật Bản từ lâu đã nắm giữ lợi thế về chuỗi cung ứng, các công ty Trung Quốc hiện đã kiểm soát chuỗi cung ứng các bộ phận quan trọng của xe điện, bao gồm cả pin.
Một giám đốc điều hành của một hãng ô tô lớn Nhật Bản cho biết: “Ngay cả khi chúng tôi đầu tư vào xe điện, thật khó để tìm ra con đường đánh bại các đối thủ Trung Quốc”.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là thị trường thiết yếu để nghiên cứu những công nghệ mới nhất, minh chứng là taxi tự lái có mặt ở khắp đất nước. “Việc rút khỏi thị trường Trung Quốc là điều không thể tưởng tượng được”, một giám đốc điều hành của một hãng sản xuất ô tô lớn ở châu Âu cho biết.
Theo Nikkei
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Mitsubishi tạm biệt thị trường Trung QuốcMitsubishi Nhật Bản là cái tên mới nhất trong làn sóng rời bỏ thị trường Trung Quốc của nhiều hãng xe quốc tế đang lan rộng.">
Hãng xe Mitsubishi rút khỏi Trung Quốc vì không thể thắng về giá xe điện
Nhận định, soi kèo Politehnica Iasi vs UTA Arad, 21h00 ngày 6/2: Thất vọng cửa trên
Chú lợn Pigcasso hoàn thành bức tranh bằng cách ngậm cọ và vẽ nguệch ngoạc lên khung trắng. Ảnh: Farm Sanctuary SA. Joanne Lefson là một nhà bảo vệ quyền động vật. Ngay sau khi mở cửa trung tâm cứu hộ đầu tiên của mình tại Nam Phi, cô đã giải cứu một chú lợn con từ lò mổ. Nó lớn lên và ăn mọi thứ, ngoại trừ cọ vẽ.
Một ý tưởng lóe lên trong suy nghĩ của Joanne Lefson. Cô quyết định đưa chú lợn của mình đến với hội họa. Từ đó, cái tên Pigcasso – kiểu chơi chữ gợi nhớ đến tên danh họa Picasso - ra đời.
Tranh của Pigcasso được bán rộng rãi. Kể cả những nhân vật nổi tiếng như diễn viên George Clooney – người từng đoạt 2 giải Oscar - cũng tìm mua. Mỗi bức vẽ nguệch ngoạc có thể thu về đến 26.000 USD, được triển lãm ở nhiều nơi. Tổng cộng Joanne Lefson đã kiếm được hơn 1 triệu USD từ việc bán tranh của Pigcasso.
“Tôi bảo đảm câu chuyện về hành trình lạ lùng của con vật này, từ lò mổ đến siêu sao nghệ thuật, là một trong những câu chuyện phi thường nhất mà bạn từng nghe”, Joanne Lefson viết trongPigcasso: The Painting Pig That Saved a Sanctuary.
Khả năng vẽ tranh của chú lợn này một phần cũng nhờ vào sự tập luyện, theo lời của chính tác giả sách. Bằng cách thưởng cho Pigcasso những quả nho và thông qua “những bài học trực tiếp với việc tôi bò quanh chuồng, miệng ngậm bàn chải”, Lefson đã dạy cho lợn vẽ.
Joanne Lefson cùng với Pigcasso bên trong ‘studio’ của mình. Ảnh: Farm Sanctuary SA. Nhà hoạt động này, ước tính Pigcasso đã vẽ khoảng 500 bức tranh. “Câu chuyện của Pigcasso cũng chứng tỏ trí thông minh của lợn. Có lẽ tốt hơn nếu chúng ta ngừng nhốt chúng trong các trang trại nuôi giết thịt. Thay vào đó, cho chúng cọ vẽ", Lefson nói thêm.
Theo Telegraph, những bức vẽ nguệch ngoạc từ miệng của một con lợn sẽ trở nên ngớ ngẩn hay mê hoặc tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người. Với Lefson, cô nhìn thấy những nét vẽ có hình dạng riêng biệt, một trật tự trong mớ hỗn độn, “các ô vuông với màu cơ bản của Mondrian hoặc splatter của Jackson Pollock”.
Bìa sách 'Pigcasso: The Painting Pig That Saved a Sanctuary'. Ảnh: Amazon. Tại sao người ta lại nghĩ đến việc mua tranh của một con lợn? Rõ ràng có sự mới lạ. Thị trường nghệ thuật toàn cầu trị giá 67,6 tỷ USD, trong đó bao gồm những mối quan hệ giữa giá cả và sự đánh giá chất lượng chủ quan, dựa trên cảm nhận phức tạp, phi logic.
Từ công việc nuôi dưỡng chú lợn của mình, Joanne Lefson nhìn thấy những bài học về “ranh giới giữa sự tình cờ và ý tưởng” nhưng cây bút Roger Lewis của Telegraph gọi đó là “sự cả tin vô hạn của con người”.
Nguyễn Hiếu(Theo Telegraph, Insider)
Về Làng trải nghiệm văn hóa truyền thốngTừ nay tới hết ngày 31/8, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Hà Nội tổ chức các hoạt động với chủ đề 'Về Làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống'.">
Pigcasso – một chú lợn biết vẽ tranh hay sự mù quáng của con người?
VietNamNet giới thiệu bài viết "Nhà báo Nguyễn Phú Trọng: Nhuận bút công bằng, luôn nghĩ đến người giúp việc" do nhà báo Quốc Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Thanh Niên chấp bút. Bài viết được đăng tải trên chuyên mục Đời sống vào ngày 10/2/2024. Tôi có một người bạn đồng môn là nhà báo Vũ Lân. Anh học cùng lớp Văn, khoa Ngữ văn, khoá 18, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) với tôi và nhà giáo Nguyễn Hùng Vĩ.
Khi chúng tôi ra trường, Ban biên tập Tạp chí Cộng sản vào xin đích danh anh Vũ Lân về công tác tại ban Văn xã. Từ đó, nhà báo Vũ Lân công tác cùng cơ quan Tạp chí Cộng sản với nhà báo Nguyễn Phú Trọng chừng 20 năm, cho đến thời điểm nhà báo Nguyễn Phú Trọng được điều sang làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội.
Nhà báo Vũ Lân có nhiều kỷ niệm với đồng nghiệp đàn anh là nhà báo Nguyễn Phú Trọng, từ khi ông còn là chuyên viên 5 (bậc lương 86 đồng) cho đến khi trở thành Phó trưởng Ban rồi Trưởng Ban Xây dựng Đảng, Tạp chí Cộng sản.
Hai ông có một thời gian ở cùng nhà tập thể Tạp chí Cộng sản tại phố Nguyễn Thượng Hiền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Gia đình ông Nguyễn Phú Trọng ở một phòng trên tầng 3, còn nhà báo Vũ Lân ở tầng 2. Sáng sáng, trên đường đi bộ từ nhà sang cơ quan, ông Nguyễn Phú Trọng không bao giờ quên ghé qua nhà bán nước sôi ở cuối phố rồi xách phích nước lên phòng làm việc để pha trà.
Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và nhà báo Vũ Lân trong một chuyến đi công tác năm 1996 tại Tuyên Quang Ban Xây dựng Đảng và Ban Văn xã làm việc cùng tầng. Biết anh Vũ Lân khéo tay nên ông Nguyễn Phú Trọng thường đóng cửa phòng sau bữa trưa, nhờ anh Vũ Lân cắt tóc. Điều này giúp vừa tiết kiệm tiền cắt tóc hằng tháng lại vừa thoải mái vì cởi trần cắt tóc không vướng víu, cắt xong không phải gội, chỉ lấy khăn phủi đi rồi mặc áo mà bắt tay vào làm việc buổi chiều luôn. Việc cắt tóc diễn ra khá thường xuyên và kéo dài cho đến khi anh Vũ Lân được cử đi học tại Trường Đảng Cao cấp Moscow cuối năm 1989.
Khi nói về nhà báo Nguyễn Phú Trọng, có một việc còn đáng nói hơn nữa, vì nó liên quan sát sườn đến tất cả những ai làm báo. Đó là nhuận bút.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng rất cẩn thận và công bằng. Tính chu đáo vốn có từ lúc ông còn là Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cho đến khi trở thành người đứng đầu Đảng, Nhà nước.
Tất cả các bài báo đứng tên ông đều do ông viết, đọc bông, chỉnh sửa rất tỷ mỷ. Lĩnh được nhuận bút, ông thường mời các biên tập viên trong Ban Xây dựng Đảng, một số nhà báo thân thiết trong Tạp chí ra quán "khao" một bữa.
Kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng được điều động sang công tác ở Thành uỷ Hà Nội, với tư cách là Phó bí thư thường trực, rồi Bí thư Thành uỷ, thời gian sau nữa ông tham gia Thường trực Ban Bí thư..., ông luôn cho ý kiến, gợi ý hướng viết cho người giúp việc và đọc duyệt rất kỹ càng, cẩn thận trước khi đưa đăng.
Việc chia nhuận bút của ông Nguyễn Phú Trọng thì chính nhà báo Vũ Lân là người "trong cuộc" và được người giúp việc thân cận lâu năm của ông kể lại.
Theo đó, như đã thành thông lệ, những tờ báo, tạp chí đặt bài viết đứng tên ông Nguyễn Phú Trọng, nếu báo chí nêu ý tưởng, đầu đề bài báo và tìm tài liệu, chấp bút rồi được ông đọc, ký duyệt đăng thì bộ phận chuẩn bị, chấp bút hưởng toàn bộ nhuận bút. Nếu ý tưởng, tiêu đề bài báo do ông đề xuất, bộ phận thư ký cung cấp tài liệu, trên cơ sở đó, các nhà báo, biên tập viên chấp bút thể hiện, ông đọc, biên tập, duyệt đăng thì khi có nhuận bút sẽ chia đôi. Tác giả đứng tên nhận một nửa, bộ phận chuẩn bị, chấp bút một nửa. Còn những bài báo, công trình nghiên cứu đứng tên ông Nguyễn Phú Trọng và được ông duyệt đăng thì nhuận bút hoàn toàn thuộc về tác giả.
Từ hồi sang công tác ở Thành uỷ Hà Nội đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị anh em giúp việc của ông, mỗi khi nhận được nhuận bút thì cho vào quỹ để anh em chi vào các dịp hiếu, hỷ và trả tiền các bữa ăn trưa của "thầy trò" ở bếp ăn tập thể cơ quan.
Những chuyện đời thường thú vị của nhà báo Nguyễn Phú Trọng
Với khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là khoa Văn, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội), Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn lưu giữ tình cảm thuở sinh viên...">Nhà báo Nguyễn Phú Trọng: Nhuận bút công bằng, luôn nghĩ đến người giúp việc
Một góc triển lãm tranh của Lê Như Nguyện.
Chia sẻ với VietNamNet, Lê Như Nguyện nói các tác phẩm đều xuất phát từ cảm xúc cá nhân. Cô chọn các tông màu rực rỡ, bố cục chặt chẽ thể hiện tinh thần sống lạc quan, tích cực.
"Cuộc sống bộn bề, nhiều người phải lo nghĩ cơm áo gạo tiền mà đôi khi không biết sống vì điều gì, có ý nghĩa hay không. Tôi nghĩ mọi thứ sẽ được xoa dịu, an ủi hơn nếu xuất phát từ tình yêu thương. Tôi muốn gửi gắm điều đó qua các bức tranh", cô nói.
Như Nguyện vẽ với tâm thế tự do, không bó buộc đề tài. Cô chủ yếu diễn tả hình thái cảm xúc, với những vui buồn, mộng ảo và cả nỗi cô đơn. Họa sĩ cũng dành vài bức để vẽ mèo - loài vật mình yêu thích. Có tác phẩm cô vẽ từ năm 2021, song đa phần được hoàn thiện từ sau Tết.
Họa sĩ Lê Như Nguyện. Nữ họa sĩ ảnh hưởng phong cách từ các danh họa Marc Chagall, David Driskell, Allan Paul… và cả cha mình - nhà thơ Phạm Tường Bá ở chất trữ tình. Cô không phân biệt trường phái khi vẽ vì quan niệm mọi thứ trong nghệ thuật, đặc biệt là hội họa đều xuất phát từ cảm xúc.
Trong khi mỗi họa sĩ đều chọn gu riêng để theo đuổi, Như Nguyện quan niệm có phần khác biệt. Cô suy nghĩ mỗi giai đoạn sống, con người sẽ có những suy nghĩ khác và do đó cách vẽ cũng sẽ thay đổi. Do đó, cô thấy không cần thiết phải bó buộc mình vào khuôn khổ.
Nữ họa sĩ nói đến với hội họa như một sự lựa chọn quan trọng của cuộc đời. Qua từng bức tranh, cô tìm được cảm giác "an" trong suy nghĩ. Như Nguyện quan niệm khi lòng an sẽ dễ dàng cảm nhận niềm vui và hạnh phúc.
"Ai cũng có nhu cầu được yêu thương, tôi cũng vậy, muốn được yêu thương, được nâng niu, đôi khi chỉ cần một cái ôm là đủ vượt qua tất cả. Và tôi gửi tất cả mong muốn yêu thương đó vào các tác phẩm", nữ họa sĩ trải lòng.
Năm 2010 Lê Như Nguyện thi vào khoa Hội họa của ĐH Mỹ thuật TP.HCM và tốt nghiệp năm 2015. Cô tham gia nhiều triển lãm nhóm, triển lãm báo cáo trại sáng tác, triển lãm khu vực đồng bằng sông Cửu Long… trước khi trở thành hội viên Hội Mỹ thuật TP.HCM năm 2022. Ngoài sơn dầu và acrylic, Lê Như Nguyện còn vẽ sơn mài, làm gốm và dạy mỹ thuật.
Một số tranh trong triển lãm
'Thu mình' 'Ngày hạnh phúc' 'Giấc mơ kỳ lạ' 'Bình yên' 'Vết xước' Họa sĩ nhí 11 tuổi dân tộc Tày với triển lãm tranh đa sắc màuHọa sĩ nhí 11 tuổi người dân tộc Tày Hoàng Nhật Quang kể những ước mơ bình dị, trẻ thơ qua thế giới đa sắc của hội họa.">
Lê Như Nguyện gửi gắm thông điệp yêu thương qua triển lãm đầu tay